Theo quy định của Pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển loại phương tiện phù hợp với hạng bằng lái xe đã được cấp. Do đó, nếu muốn điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi được phép, người lái phải nâng hạng giấy phép lái xe.
Quy định nâng bằng lái xe được nêu rõ trong Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT. Theo đó, để nâng hạng giấy phép lái xe, học viên phải có đủ thời gian lái xe hoặc thời gian thực hành và điều khiển phương tiện an toàn với số km theo các trình độ như sau:
Nâng hạng giấy phép lái xe | Thời gian lái xe/hành nghề an toàn | Lái xe an toàn với số km | Trình độ học vấn |
Nâng hạng B1 số tự động lên B1 | ≥ 1 năm | 12.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng B1 lên B2 | ≥ 1 năm | 12.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng B2 lên C | ≥ 3 năm | 50.000 km | Không yêu cầu |
Nâng hạng giấy phép lái xe C lên D | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng D lên E | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng D, E lên FC | ≥ 3 năm | 50.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên D, C lên E | ≥ 5 năm | 100.000 km | Trung học cơ sở trở lên |
Trong trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Để được nâng hạng giấy phép lái xe, chủ phương tiện phải học và tham dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe như sau:
- Hồ sơ cho quy trình học nâng hạng: Người học nâng hạng lập
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe nâng hạng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
- Hồ sơ dự thi sát hạch nâng hạng: Do các cơ sở đào tạo lái xe chuẩn bị
Theo quy định tại Điều 19 Khoản 2 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Cơ sở đào tạo lái xe sẽ lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Chương trình và lịch đào tạo được phân bổ thời gian như sau:
STT | CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||||||
B1 (số tự động) lên B1 | B1 lên B2 | B2 lên C | C lên D | D lên E | B2, D, E lên FC | B2 lên D | C lên E | |||
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | giờ | - | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | 20 | 20 |
2 | Kiến thức mới về xe nâng hạng | giờ | - | - | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
3 | Nghiệp vụ vận tải | giờ | - | 16 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 8 |
4 | Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông | giờ | - | 12 | 16 | 16 | 16 | 16 | 20 | 20 |
5 | Tổng số giờ học thực hành lái xe/ 1 xe tập lái | giờ | 120 | 50 | 144 | 144 | 144 | 224 | 280 | 280 |
Số giờ thực hành lái xe/học viên | giờ | 24 | 10 | 18 | 18 | 18 | 28 | 28 | 28 | |
Số km thực hành lái xe/học viên | km | 340 | 150 | 240 | 240 | 204 | 380 | 380 | 380 |
Như vậy, thời gian đào tạo giấy phép lái xe tùy thuộc vào hạng giấy phép lái xe mà học viên cần nâng cấp. Ngoài ra, trong thời gian đào tạo, cơ sở đào tạo lái xe phải tiến hành thi sát hạch và cấp chứng chỉ các môn học theo quy định, bao gồm:
Cá nhân có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải chịu phí đào tạo, sát hạch và cấp bằng, bao gồm:
- Phí đào tạo: Tùy theo từng cơ sở đào tạo lái xe và hạng giấy phép lái xe sẽ có mức phí khác nhau.
- Lệ phí sát hạch: Áp dụng theo biểu phí sát hạch lái xe được quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC: